SỔ TAY VĂN HÓA VNPT

12-15-2016 11:07:16 GMT+7
|

BỘ TÀI LIỆU VĂN HÓA VNPT (Ban hành kèm theo QĐ số 65 /QĐ-VNPT-HĐTV-TĐTT, ngày 5 / 5 /2014 của Hội đồng Thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam)

LÃNH ĐẠO TIÊN PHONG, TRÊN DƯỚI ĐỒNG LÒNG VÌ MÁI NHÀ CHUNG VNPT

            VNPT là doanh nghiệp có bề dày truyền thống gắn liền với lịch sử, truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, một truyền thống hào hùng, vẻ vang được xây đắp nên bởi mồ hôi và cả xương máu của các thế hệ người Bưu điện và được đúc kết bởi 10 chữ Vàng “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”.

            Với truyền thống ấy, ngành Bưu điện và VNPT đã làm nên kỳ tích tăng tốc phát triển, hiện đại hóa Bưu chính Viễn thông Việt Nam ngang tầm thế giới, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận là ngành đi đầu trong sự nghiệp Đổi mới.

            Trước những thách thức của cạnh tranh và hội nhập quốc tế, VNPT đã và đang nỗ lực vượt bậc để trở thành Tập đoàn kinh tế VT-CNTT và Truyền thông hàng đầu Việt Nam, có uy tín trên trường quốc tế, tiếp nối xứng đáng truyền thống vẻ vang của Ngành.

            Nội lực nền tảng để thực hiện được những mục tiêu đó chính là Văn hóa VNPT – những giá trị đã được kết tinh từ năm 1945 đến nay và bây giờ tinh thần cốt lõi là “VNPT – Cuộc sống đích thực”, bao gồm tạo dựng con người VNPT đích thực, xây dựng môi trường VNPT đích thực, làm ra sản phẩm VNPT đích thực. Với mục tiêu và ý nghĩa đó, VNPT ban hành Sổ tay Văn hóa: “VNPT – Cuộc sống đích thực” để "Lãnh đạo tiên phong, trên dưới đồng lòng" vì "Mái nhà chung VNPT" phát triển nhanh, vượt trội, bền vững.    

VNPT - RA ĐỜI TRONG CÁCH MẠNG, LỚN LÊN CÙNG ĐẤT NƯỚC

Ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang ra Nghị quyết "Lập Ban giao thông chuyên môn", đó là tổ chức tiền thân của Ngành Bưu điện.

Ngày 28/6/1947. Thành lập Nha Bưu điện Việt Nam.

Ngày 12/6/1951. Đổi tên Nha Bưu điện Việt Nam thành Nha Bưu điện – Vô tuyến điện.

Ngày 8/3/1955. Đổi tên Nha Bưu điện – Vô tuyến điện thành Tổng cục Bưu điện

Ngày 9/2/1962. Đổi tên Tổng cục Bưu điện thành Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh.

Ngày 24/1/1968. Đổi tên Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện.

Ngày 7/4/1990. Chuyển Tổng cục Bưu điện thành Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

 

 

1

Ngày 9/01/2006. Thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

VNPT – CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC

- Ngày thành lập: ngày 9 tháng 01 năm 2006

- Tên gọi: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

- Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Posts and Telecommunications Group

- Tên viết tắt : VNPT

- Slogan: “VNPT- Cuộc sống đích thực’’.

- Địa chỉ: 57 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

- Website:www.vnpt.vn;   Email:vnpt_website@vnpt.vn

- Logo: 

2011112514540578

- Ý nghĩa: Logo VNPT mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên chữ V, chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT. Sự uyển chuyển của hình khối kết hợp ngôn ngữ âm dương thể hiện sự vận động không ngừng của thông tin, sự bền vững, cùng sự hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ hiện đại.

VNPT – 5 GIÁ TRỊ CỐT LÕI

I. TINH THẦN VNPT

1. Tầm nhìn:  “Số 1 Việt Nam - Ngang tầm Thế giới’’

2. Sứ mệnh: "Kết nối mọi người ”

3. Triết lý: 

- Khách hàng là trung tâm

- Chất lượng là linh hồn

- Hiệu quả là thước đo

4. Đạo đức:   

- Tín với Nhà nước

- Tín với Cộng đồng

- Tín với Khách hàng

- Tín với Người lao động

 

 

2

5. Giá trị: Chuyên biệt – Khác biệt – Hiệu quả

6. VNPT ca: VNPT - Kết nối mọi người

II. TRUYỀN THỐNG VNPT

1. Ngày truyền thống: 15 tháng 8

2. Con người lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người thầy của thông tin liên lạc cách mạng Việt Nam.

3. Hình ảnh lịch sử: Bác Hồ nói chuyện điện thoại

4. Câu nói lịch sử: “Việc liên lạc là một việc quan trọng bậc nhất trong công tác cách mệnh vì chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó đảm bảo thắng lợi”.

5. Biểu trưng  truyền thống

 

6. Danh hiệu cao quý

- Tổ quốc ghi công: gần 1 vạn liệt sỹ ngành Bưu điện.

- Khen thưởng:

. Ngành Bưu điện: Huân chương Sao Vàng năm 1995.

(Hình ảnh Huân chương Sao vàng)

. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam: Anh hùng Lao động năm 2009

. Công đoàn Bưu điện Việt Nam: Huân chương Hồ Chí Minh năm 2007.

7. Bài hát truyền thống: Vươn tới ước mơ

 

3

 

III. SỨC MẠNH VNPT

            Sức mạnh VNPT là bản sắc riêng của Văn hóa VNPT bao hàm các giá trị về truyền thống, thương hiệu, gắn kết, phát triển và kỷ cương của VNPT trước những yêu cầu mới của thực tiễn. Bản sắc ấy là nguồn sức mạnh vô giá để VNPT vượt qua mọi thách thức, vươn tới những đỉnh cao.

1. Sức mạnh Truyền thống: VNPT- Truyền thống vẻ vang, Đạo lý bền vững

Kế thừa, gìn giữ và phát huy truyền thống là nghĩa vụ, niềm tự hào và trách nhiệm của Người VNPT.

Phẩm chất của người VNPT: “Trung thành - Dũng cảm -  Tận tụy -  Sáng tạo - Nghĩa tình”

Phương châm của người VNPT: “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn  - Tiện lợi - Văn minh”

2. Sức mạnh Thương hiệu: VNPT – Cuộc sống đích thực

Sức mạnh Thương hiệu VNPT phải được tạo ra bằng các giá trị đích thực tự bên trong VNPT với Con người đích thực, Môi trường đích thực, Sản phẩm đích thực. 

.  Con người đích thực 

            Lãnh đạo : Trí cao, Tầm rộng, Tâm sáng.

            Quản lý :   Tài năng, Thông tuệ, Tâm huyết 

            Công nhân viên : Tinh thông, Tận tụy, Trách nhiệm.

. Môi trường đích thực:

            Hợp tác và chia sẻ

            Nụ cười và niềm tin

            Cống hiến và Khát vọng

. Sản phẩm đích thực

            Tiện ích

            Trí tuệ

            Thân thiện

3. Sức mạnh gắn kết: VNPT – Mái nhà chung

            Sức mạnh của VNPT là ở tinh thần và hành động vì Mái nhà chung với Hạ tầng chung - Sản phẩm chung - Thương hiệu chung -  Lợi ích chung.

4. Sức mạnh Phát triển: VNPT - Nhanh, Vượt trội, Bền vững

 

4

            Chỉ có phát triển nhanh, vượt trội, bền vững, VNPT mới có thể chiến thắng trong cạnh tranh và hội nhập.

 . Nhanh: Bàn nhanh - Quyết nhanh - Làm nhanh

. Vượt trội:  Trí lực vượt trội - Công nghệ vượt trội - Chất lượng vượt trội

. Bền vững: Đạo lý bền vững – Hạ tầng bền vững - Lợi nhuận bền vững

5. Sức mạnh Kỷ cương

VNPT – Đoàn kết, Thống nhất, Trách nhiệm

            Khẩu hiệu hành động: "Lãnh đạo tiên phong, trên dưới đồng lòng": Đoàn kết, Thống nhất, Trách nhiệm sẽ tạo ra sức mạnh kỷ cương vượt qua mọi khó khăn thử thách.

IV. CHUẨN MỰC VNPT

Chuẩn mực chung

– Cuộc sống văn minh

– Cống hiến hết mình

– Chân thành cởi mở

Chuẩn mực tập thể

Quản lý: Kỷ cương – Kỷ luật

Điều hành: Kiên quyết – Kịp thời

Nền tảng: Đoàn kết – Thống nhất

 Chuẩn mực cá nhân

     Ý thức

Tinh thần: Tâm huyết – Trách nhiệm

Phong cách: Văn minh – Lịch sự

     Thái độ

Công việc: Hết mình – Hết việc

Hội họp: Nghiêm túc – Đúng giờ

Học tập: Tự giác – Kiên trì

     Ứng xử

Với đồng nghiệp: Hợp tác – Cởi mở

 

 

5

Với cấp dưới: Lắng nghe – Chân thành

Với cấp trên: Thẳng thắn – Chấp hành

Với bản thân: Vượt qua chính mình

Chuẩn mực hình ảnh

Dám nghĩ – Dám làm – Dám chịu trách nhiệm

V. TRÁCH NHIỆM VNPT

Với nhà nước: Thực thi pháp luật

Chấp hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật

Bảo tồn và phát triển vốn của Nhà nước

Đóng góp vào sự phát triển Viễn thông và CNTT của Việt Nam

Với khách hàng: Luôn làm hài lòng

Tất cả vì khách hàng

Luôn mang đến sự hài lòng và niềm tin cho khách hàng

 Với đối tác: Hợp tác cùng phát triển

Xây dựng mối quan hệ bình đẳng, đề cao chữ tín, vì lợi ích đôi bên và cùng phát triển

Với cộng đồng xã hội: Cùng chung vai góp sức

            Tham gia trách nhiệm trong các hoạt động an sinh xã hội, khuyến học khuyến tài nhân đạo từ thiện, đưa dịch vụ thông tin về vùng sâu vùng xa vì sự phát triển chung của cộng đồng xã hội

Với người lao động: Tôn trọng và bảo vệ

            Đảm bảo việc làm và điều kiện làm việc , nâng cao đời sống thu nhập, quan tâm chăm sóc sức khỏe, đánh giá đúng và khuyến khích tài năng và bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp của người lao động.

Với môi trường: Vì một hành tinh xanh

            Cam kết xây dựng cơ quan Xanh - Sạch - Đẹp, bảo đảm an toàn, PCCN, ứng dụng công nghệ tiên tiến thân thiện và bảo vệ môi trường

5 LỜI HỨA CỦA NGƯỜI VNPT

1. Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và với sự phát triển của ngành Bưu điện.
2. Dũng cảm vượt mọi khó khăn, thử thách, quyết giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống

 

 

6

3. Tận tuỵ với công việc, phát huy tinh thần đoàn kết hoàn thành mọi nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao.
4. Sáng tạo trong lao động, tuân thủ pháp luật, xây dựng phong cách văn minh, lịch sự và công nghiệp.
5. Nghĩa tình với đồng chí, đồng nghiệp và những người đã khuất.

5 CAM KẾT PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG CỦA VNPT

1. Đón tiếp, phục vụ khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười thân thiện. Đặt quyền lợi của khách hàng lên trên lợi ích của mình.

2. Cung cấp nhanh chóng, chính xác thông tin về dịch vụ, sản phẩm của VNPT. Tư vấn và cung cấp cho khách hàng dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.

3. Hỗ trợ, giải quyết hoàn chỉnh, với chất lượng tốt nhất yêu cầu về dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho đến khi khách hàng hài lòng. Giữ lời hứa và trung thực với khách hàng.

4. Đích thân xin lỗi khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của VNPT, cho dù nhân viên có lỗi hay không

5. Cảm ơn, khuyến khích khách hàng sử dụng và đóng góp ý kiến cho các dịch vụ của VNPT. Giữ bí mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

DIN CA VNPT

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------

* Trang bìa 3. BÀI HÁT TRUYỀN THỐNG: "Vươn tới ước mơ"

* Trang bìa 4. (Hình ảnh vệ tinh Vinasat 2, bên dưới là logo VNPT và slogan Cuộc sống đích thực)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU II

 

 

DẪN NHẬP VĂN HÓA

VNPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VĂN HÓA VNPT - KẾT TINH GIÁ TRỊ NHÂN BẢN

Hệ thống các giá trị văn hóa của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Văn hóa VNPT)  là tài sản văn hóa vật chất và tinh thần, là sự kế thừa truyền thống và bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, của ngành Bưu Điện từ khi hình thành, phát triển cho đến ngày nay.

Gìn giữ, phát huy, phát triển Văn hóa VNPT là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển VNPT đồng bộ với việc củng cố, tăng cường sức mạnh, thương hiệu, uy tín của VNPT trong môi trường sản xuất kinh doanh mới.  

Với ý nghĩa đó, mục tiêu xây dựng VNPT hướng tới:  

- Xây dựng và hoàn thiện VNPT và người lao động VNPT theo các chuẩn mực văn hóa, trên cơ sở gìn giữ, phát huy, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập và phát triển nền kinh tế.

- Xây dựng mối quan hệ hợp tác, tương trợ giữa các thành viên trong Tập đoàn dựa trên cơ sở tin cậy, đoàn kết và tôn trọng lẫn nhau.

- Xây dựng hình ảnh, uy tín của Tập đoàn với những ấn tượng tốt đẹp về giá trị văn hóa đặc trưng của Tập đoàn trong xã hội, cộng đồng, tạo nên những lợi thế cạnh tranh cũng như quảng bá hình ảnh, thương hiệu của Tập đoàn ở trong nước và quốc tế.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trở thành con người toàn diện, có phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết, trách nhiệm; có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ được tổ chức giao phó.

- Xây dựng hình ảnh người cán bộ Chuẩn mực về nhân cách. Vững vàng về kiến thức. Toàn diện về kỹ năng. Sâu sắc về kinh nghiệm. Dám chịu trách nhiệm và dũng cảm từ nhiệm khi không hoàn thành nhiệm vụ. Chấp nhận đi bất cứ nơi đâu khi tổ chức điều động.

Việc xây dựng, thực hiện, gìn giữ và phát huy chuẩn mực Văn hóa VNPT là trách nhiệm của các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, quần chúng và của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động trong Tập đoàn VNPT.

 

 

 

 

8

LÃNH ĐẠO TIÊN PHONG, TRÊN DƯỚI MỘT LÒNG VÌ MÁI NHÀ CHUNG VNPT

            VNPT là doanh nghiệp có bề dày truyền thống gắn liền với lịch sử, truyền thống của ngành Bưu điện Việt Nam, một truyền thống hào hùng, vẻ vang được xây đắp nên bởi mồ hôi và cả xương máu của các thế hệ người Bưu điện và được đúc kết thành 10 chữ Vàng:  “Trung thành - Dũng cảm - Tận tuỵ - Sáng tạo - Nghĩa tình”.

Với truyền thống ấy, ngành Bưu điện mà hạt nhân là VNPT đã làm nên kỳ tích tăng tốc độ phát triển, hiện đại hóa mạng lưới và các dịch vụ Bưu chính, Viễn thông, công nghệ thông tin Việt Nam ngang tầm thế giới, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận là ngành đi đầu trong sự nghiệp đổi mới.

Trước những thách thức của cạnh tranh và hội nhập quốc tế, VNPT đã và đang nỗ lực vượt bậc để trở thành Tập đoàn kinh tế viễn thông công nghệ thông tin và Truyền thông hàng đầu Việt Nam, có uy tín trên trường quốc tế, tiếp nối xứng đáng truyền thống vẻ vang của Ngành.   

Nội lực nền tảng để thực hiện được những mục tiêu đó chính là Văn hóa VNPT – những giá trị đã được hun đúc, kết tinh từ khi thành lập đến nay và bây giờ tinh thần cốt lõi là “VNPT – Cuộc sống đích thực”, bao gồm tạo dựng con người VNPT đích thực, xây dựng môi trường VNPT đích thực, làm ra sản phẩm VNPT đích thực.

Phát huy truyền thống quý báu của ngành Bưu Điện, với sự ra đời của hệ thống Văn hóa VNPT, bằng tinh thần “Lãnh đạo tiên phong, trên dưới đồng lòng” quyết tâm xây dựng“Một mái nhà chung VNPT” phát triển nhanh, vượt trội, bền vững

VNPT RA ĐỜI TRONG CÁCH MẠNG LỚN LÊN CÙNG ĐẤT NƯỚC

1. Truyền thống vẻ vang

Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam gắn với tên tuổi ngành Bưu Điện và gắn liền với lịch sử cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, nhân dân ta đã dũng cảm đứng lên đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Trong suốt chặng đường lịch sử đầy khó khăn, gian khổ nhưng vinh quang đó, ngành Bưu điện đã được Đảng và Nhân dân tin yêu, giáo dục và xây dựng để từng bước trưởng thành, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. 

Qua các cuộc chiến tranh giữ nước, các thế hệ CBCNV ngành Bưu điện đã đem tất cả sức lực, trí tuệ và cả xương máu của mình, vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn hiểm nguy trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt, xây dựng và giữ vững huyết mạch

 

9

thông tin phục vụ sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, góp phần đắc lực vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc. Gần 1 vạn người con ưu tú của ngành Bưu điện đã ngã xuống trên khắp các chiến trường vì sự thống nhất, độc lập, tự do của Tổ quốc.

Bước vào thời kỳ mới của đất nước với việc thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược: xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vượt qua muôn vàn khó khăn thiếu thốn của đất nước sau chiến tranh, vượt qua khó khăn của cơ chế bao cấp, phá thế bao vây cấm vận của phương Tây, phát huy truyền thống trung thành, dũng cảm trong chiến đấu, ngành Bưu điện lại cùng toàn Đảng toàn dân viết nên những trang sử mới với những kỳ tích sáng tạo.

Qua gần 30 năm đổi mới vừa qua, quán triệt sâu sắc lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng, ngành Bưu Điện đã mạnh dạn đi tắt, đón đầu, thực hiện thành công hai giai đoạn tăng tốc độ phát triển, tạo nên sự phát triển có tính bùng nổ của bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin đất nước. Cũng chính giai đoạn này, Tập đoàn VNPT chính thức được thành lập, và được Đảng, Nhà nước, nhân dân đánh giá, ghi nhận là Tập đoàn đi đầu trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. 

  Trong chiến tranh cũng như trong hòa bình, đội ngũ lao động VNPT luôn thể hiện lòng “trung thành” vô hạn với Tổ quốc, với Đảng, với Nhân dân; “Dũng cảm” trong chiến đấu với kẻ thù xâm lược, vượt qua hiểm nguy của thiên tai, vượt lên những khó khăn thử thách và dũng cảm gay với chính bản thân mình; “Tận tụy”, trách nhiệm với công việc được tổ chức phân công; “Sáng tạo” trong lao động, sản xuất, kinh doanh; “Nghĩa tình” với các thế hệ đi trước, với đồng chí, đồng nghiệp.

Các giá trị văn hóa cốt lõi của VNPT được tạo dựng và vun đắp bởi sự hy sinh của hàng vạn liệt sỹ, những mất mát của hàng vạn thương binh, bệnh binh, công lao của lớp lớp các thế hệ đi trước, đã và đang được thế hệ hôm nay kế tục xứng đáng, xây dựng và phát triển VNPT ngày càng lớn mạnh, giữ vững vai trò doanh nghiệp chủ lực, hướng tới là doanh nghiệp số 1 trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, góp phần trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Mọi sự kiện, sự việc sẽ qua đi theo thời gian, chỉ để lại qua các thế hệ là các giá trị văn hóa – đó chính là nền tảng của sự phát triển. Trân trọng, giữ gìn, phát huy Văn hóa VNPT, đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và là niềm tự hào của mỗi người lao động đã và đang công tác tại VNPT.   

 

                                                                             

10

2. Những năm tháng không thể nào quên

            - Từ cuối thế kỷ 19 đến trước tháng 8.1945, hệ thống thông tin liên lạc do  người Pháp quản lý. Hai chữ Bưu Điện cũng xuất hiện từ thời kỳ này, khi có những người phu chạy bộ đưa thư (bưu chính), và những nhà dây thép đầu tiên (điện tín) ra đời.

- Ngày 3.2.1930 Đảng Cộng sản Đông dương ra đời. Hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cách mạng còn nghèo nàn và phải hoạt động trong bí mật. Thông tin liên lạc của xã hội vẫn dựa trên mạng lưới của thực dân Pháp. 

- Ngày 14-15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) đã ra Nghị quyết về công tác giao thông liên lạc. Nghị quyết có đoạn viết: “Lập Ban giao thông chuyên môn và giúp đỡ đầy đủ cho họ làm tròn nhiệm vụ”. Thể thao nguyện vọng của CBCNV, năm 1980 Ban cán sự Đảng Tổng cục Bưu điện đã quyết định lấy ngày 15/8 là ngày Truyền thống ngành Bưu điện.

- Ngày 28/6/1947, Bộ Giao thông Công chính đã ban hành Nghị định số 335/NĐ tổ chức lại ngành Bưu điện: ở Trung ương có Nha Tổng giám đốc, 3 miền có 3 Nha Bưu điện: Nha Bưu điện  Bắc Bộ; Nha Bưu điện Trung Bộ và  Nha Bưu điện  miền Nam.

- Ngày 12/6/1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 31/SL đổi tên Nha Bưu Điện Việt Nam  thành Nha Bưu điện – Vô tuyến điện

- Ngày 8/3/1955, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 480-TTg đổi tên Nha Bưu điện - Vô tuyến điện  thành Tổng cục Bưu điện

- Ngày 9/2/1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định giao cho Tổng cục Bưu Điện  nhiệm vụ quản lý phát triển mạng lưới truyền thanh và đổi tên Tổng cục Bưu Điện  thành Tổng cục Bưu Điện  và Truyền thanh.

- Ngày 24/1/1968, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định đổi tên Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh thành Tổng cục Bưu điện.

- Ngày 7/4/1990, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định số 115/CP chuyển Hội đồng Chính phủ thành Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam.

- Ngày 29/4/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 294/TTg thành lập Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VNPT chính thức hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế.

- Ngày 9/01/2006, Thủ tướng Chính phủ ban hành  Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

 

11

- Năm 2013, VNPT hoàn thành việc chia tách bưu chính, viễn thông. Bưu chính tách hoàn toàn khỏi Tập đoàn.

- Năm 2014, VNPT thực hiện tái cấu trúc, đổi mới tổ chức, cơ chế quản lý theo chỉ đạo của Chính phủ.

VNPT CUỘC SỐNG ĐÍCH THỰC

            1.Tên gọi và địa chỉ liên hệ

Tên gọi: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế : Vietnam Posts and Telecommunications Group

Tên viết tắt : VNPT

            Địa chỉ: 57 Huỳnh Thúc Kháng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội

Website: www.vnpt.vn;  Email: vnpt_website@vnpt.vn

a) Logo

 

b) Slogan:“VNPT- Cuộc sống đích thực’’

- Ý nghĩa: Logo VNPT mô phỏng chuyển động của vệ tinh xoay quanh địa cầu, vẽ nên chữ V, chữ cái đầu tiên trong tên viết tắt VNPT. Sự uyển chuyển của hình khối kết hợp ngôn ngữ âm dương thể hiện sự vận động không ngừng của thông tin, sự bền vững, cùng sự hội nhập thế giới với khoa học và công nghệ hiện đại.

- Giá trị thương hiệu:

+ Giá trị mang tính dân tộc. VNPT đã lớn lên cùng lịch sử của cách mạng. VNPT thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ vừa tổ chức mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân vừa đảm bảo kinh doanh có hiệu quả, giữ vững là doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế.

+ Giá trị mang tính nhân văn. Giá trị tốt đẹp mà VNPT hướng tới là: luôn vì khách hàng và mang tới các khách hàng những giá trị tốt đẹp của cuộc sống; chú trọng việc nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người lao động; luôn là bạn tin cậy

 

12

của các đối tác. Đóng góp vì lợi ích của cộng đồng; tất cả là:”vì con người, hướng đến con người và giữa những con người”.

+ Giá trị mang tính kết nối. Sự phát triển vượt bậc của công nghệ và dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin, đã giúp VNPT “rút ngắn không gian, nối liền khoảng cách” mang con người đến gần với nhau, cùng nhau chia sẻ hạnh phúc, thành công, tri thức và  những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

VNPT - 5 GIÁ TRỊ CỐT LÕI

- Các giá trị cốt lõi văn hóa VNPT bao gồm:

+ Tinh thần VNPT;

+ Truyền thống VNPT;

+ Sức mạnh VNPT;

+ Chuẩn mực VNPT;

+ Trách nhiệm VNPT.

- Đó là những giá trị “linh hồn”, như sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động, mọi công việc của mỗi con người VNPT. Bằng cách hiểu một cách sâu sắc nội dung cũng như vận dụng đúng, đầy đủ và linh hoạt 5 giá trị cốt lõi trong công việc của mình, mỗi nhân viên VNPT đã thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy truyền thống VNPT, hệ thống các chuẩn mực văn hóa, đạo đức nghề nghiệp và tinh thần làm việc của VNPT. Đây cũng chính là nền tảng vững chắc, tạo động lực to lớn giúp VNPT vượt qua mọi khó khăn thách thức, phát triển bền vững và vươn tới những tầm cao mới.

1. TINH THẦN VNPT

a) Tầm nhìn: Số 1 Việt Nam - Ngang tầm Thế giới

- VNPT: Giữ vai trò chủ đạo trên thị trường Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt Nam và nằm trong Top 10 nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin có uy tín trên thị trường khu vực và Châu Á.

- VNPT: Luôn là sự lựa chọn số 1 của khách hàng trong sử dụng dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông.   

Quá trình phát triển của VNPT, dẫu phải kinh qua những giai đoạn thăng trầm, những thời điểm khó khăn, song với nguồn lực về con người, về hệ thống cơ sở vật chất, những cơ hội và điều kiện thuận lợi, đặc biệt là kế thừa những giá trị truyền

 

13

thống tốt đẹp, VNPT xác định tầm nhìn trong chiến lược, bảo đảm: phát triển trong sự kế thừa; cân đối giữa mục tiêu và các nguồn lực. Coi trọng tính thực tiễn và khả thi.     

b) Sứ mệnh: Kết nối mọi người.

- Đảm bảo cơ sở hạ tầng Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông vững chắc, hiện đại phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã  hội của đất nước.

- Thỏa mãn các nhu cầu sử dụng Viễn thông, Công nghệ Thông tin và Truyền thông của khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

- Tôn vinh và đánh giá giá trị đích thực của người lao động trong môi trường kinh doanh mới, hiện đại.

- Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, chủ động tham gia các chương trình an sinh xã hội

c) Triết lý: Khách hàng là trung tâm. Chất lượng là linh hồn. Hiệu quả là thước đo.

VNPT luôn xác định khách hàng là nguồn sống của VNPT; Khách hàng là người mua sản phẩm, dịch vụ của VNPT, là thành tố quan trọng nhất của VNPT. Khách hàng không phụ thuộc vào VNPT mà ngược lại VNPT luôn phải phụ thuộc vào khách hàng, do vậy khách hàng luôn là trung tâm trong chiến lược phát triển và mục tiêu kinh doanh của VNPT.

VNPT xác định chất lượng các dịch vụ của VNPT là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên sự khác biệt có ưu thế trong cạnh tranh. VNPT luôn có tầm nhìn chiến lược về dịch vụ và cung ứng dịch vụ, đảm bảo về chất lượng dịch vụ - coi đó là sự sống còn của dịch vụ, cũng như là giá trị của VNPT trên thị trường.

VNPT đặc biệt coi trọng hiệu quả hoạt động; đó là thước đo cho sự lớn mạnh của VNPT. Trước hết, đó là hiệu quả kinh doanh, được thể hiện bằng giá trị lợi nhuận đạt được; bằng chỉ số lợi nhuận trên vốn, tài sản; bên cạnh đó, là hiệu quả các mặt hoạt động khác của VNPT. Đó cũng là những lợi thế trong cạnh tranh của VNPT và thể hiện trách nhiệm xã hội của VNPT..

d) Đạo đức: Tín với Nhà nước. Tín với Cộng đồng. Tín với Khách hàng. Tín với Người lao động.    

VNPT coi trọng chữ “Tín” trong đạo đức nghề nghiệp. Đó chính là việc kế thừa truyền thống “trung thành” của lớp lớp người Bưu Điện - chữ “Tín” dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vẫn giữ nguyên giá trị. Trong môi trường kinh doanh hiện đại chữ “Tín” trở nên quý giá hơn bao giờ hết, nó không chỉ biểu hiện cho triết lý kinh doanh bền vững mà sâu sa hơn- là nhân cách, là đạo đức của đội ngũ lao độngVNPT.

 

14

Phấn đấu xây dựng, giữ gìn chữ “Tín” cho VNPT là việc làm bền bỉ và thường xuyên, nó đòi hỏi những nhà quản lý sáng suốt, đội ngũ nhân viên đồng tâm, tận tuỵ và đam mê; tôn trọng và thực hiện bằng được cam kết và lời hứa với Đảng, Nhà nước, nhân dân, với cộng đồng, khách hàng và với chính đội ngũ lao động của VNPT. 

e) Giá trị: Chuyên biệt - Khác biệt - Hiệu quả

- VNPT nỗ lực phấn đấu, chuyên biệt hóa các lĩnh vực hoạt động để tạo ra những sản phẩm dịch vụ Viễn thông, Công nghệ Thông tin và truyền thông tốt nhất, đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng.

- VNPT chú trọng cải tiến, tạo lập tính tự chủ trong mọi hoạt động, đặc biệt là  kinh doanh để tạo ra sự khác biệt trong từng sản phẩm, dịch vụ nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, giữ vững niềm tin của khách hàng về một thương hiệu mang tầm quốc gia và quốc tế. Đó là kết tinh của trí tuệ đội ngũ và văn hóa VNPT.    

- VNPT đề cao tính hiệu quả trong mọi hoạt động để phát triển bền vững, đồng thời luôn nỗ lực giải quyết tốt, hài hòa mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế, sự hài lòng của khách hàng và lợi ích của người lao động. Con đường ngắn nhất để củng cố, tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT, nâng cao vị thế của VNPT, đó chính là không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

f) VNPT ca:  VNPT – kết nối mọi người.

            Thông qua giai điệu trẻ trung, mạnh mẽ, với tiết tấu nhanh, rộn ràng, bằng ngôn ngữ ca từ chọn lọc, mang tính hành khúc, VNPT-kết nối mọi người như là một thông điệp về trách nhiệm, nghĩa vụ, niềm tự hào và lời hứa của đội ngũ lao động VNPT gửi tới các tầng lớp nhân dân trong toàn xã hội.  

2. TRUYỀN THỐNG VNPT

a) Ngày truyền thống: 15 tháng 8

Là ngày truyền thống của ngành Bưu điện (theo Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Tổng cục Bưu Điện, năm 1980). Đồng thời, đây cũng là ngày truyền thống của VNPT.

b) Con người lịch sử và tư tưởng chủ đạo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người thầy của thông tin liên lạc cách mạng Việt Nam.

Tại căn cứ địa cách mạng ở Pác Bó (Cao Bằng), tháng 5/1941, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hội nghị đã ra Nghị quyết chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng nước ta. Cũng trong thời điểm lịch sử trọng đại này, Bác Hồ đã đưa ra lời dạy bất hủ về công tác thông tin liên lạc của cách mạng: "Việc liên lạc là một việc quan trọng nhất trong công tác cách mạng, vì

 

15

chính nó quyết định sự thống nhất chỉ huy, sự phân phối lực lượng và do đó bảo đảm thắng lợi". Lời dạy trên đây của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự kết tinh đầy đủ nhất tư tưởng Hồ Chí Minh về thông tin liên lạc, thể hiện đúng phong cách Hồ Chí Minh: giản dị, ngắn gọn mà súc tích và sâu sắc, bao hàm đầy đủ mọi thuộc tính bản chất về vai trò, ý nghĩa của thông tin liên lạc trong mọi hoạt động của cách mạng. Lời dạy, chỉ thị có tính nguyên tắc ấy như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người đã trực tiếp nhận chỉ thị của Bác, khẳng định: "không bao giờ được quên nhãng trong quá trình tranh đấu", thực sự đã trở thành kim chỉ nam, thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt chỉ đạo quá trình hình thành, chiến đấu và trưởng thành của công tác thông tin liên lạc cách mạng nước ta, cả thông tin liên lạc quân sự và ngành thông tin bưu điện.

 c) Hình ảnh lịch sử:  Bác Hồ nói chuyện điện thoại

 

 

 

d) Khẩu hiệu lịch sử

- Kháng chiến chống Pháp: “Cùng nhau giữ trọn lời nguyền, thề đem xương máu nối liền đường dây”

- Kháng chiến chống Mỹ: “Đứt dây như đứt ruột, gẫy cột như gẫy xương”

- Thời kỳ Đổi mới, tăng tốc phát triển: “Đi tắt,  đón đầu. Tự vay, Tự trả”

e) Biểu trưng truyền thống

 

 

16

Biểu trưng truyền thống ngành Bưu điện Việt nam được thiết kế dựa vào các tiêu chí cơ bản tại Quyết định số 171/QĐ ngày 27/07/1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện cho phép Tổng cục Bưu điện được sử dụng Huy hiệu Bưu điện.

Ý nghĩa của huy hiệu: Thể hiện tính công nghiệp, tính chính xác, sự ăn khớp. Bưu chính luôn luôn đòi hỏi khớp hành trình, Viễn thông luôn đòi hỏi tính đồng bộ. Thể hiện đặc trưng của ngành Bưu điện: Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi - Văn minh. Thể hiện sự chuyển động của thời gian, sự tiếp nối của lịch sử. Phía dưới có 5 bánh răng thể hiện sự hoàn chỉnh, hai nửa bánh răng thể hiện sự kế thừa và tiếp tục phát triển.

Các nửa vòng tròn: Là làn sóng điện trong thông tin Viễn thông được ví như làn sóng lan toả đưa tin tức đến mọi nơi.

Hình tia chớp: Thông tin liên lạc được ví nhanh như tia chớp, làm sáng lên các vùng vươn tới. Với hình tia chớp nếu hình dung 1 đường chéo nối hai đỉnh tia chớp, đó chính là hình ảnh của chiếc phong bì hay con tem đã được cách điệu. Với hướng bay lên thể hiện sự phát triển của dịch vụ Bưu chính.

Mầu đỏ: Mầu đỏ cùng với mầu cờ Tổ quốc, Mầu đặc trưng của cách mạng. gợi nhớ tới sự hy sinh quên mình của các chiến sỹ giao liên vì sự nghiệp thông tin liên lạc. Mầu đỏ cũng là mầu cơ bản mang tính mạnh, sắc đậm, tạo sự tập trung của cảm giác. Các bánh xe và tia chớp mầu trắng tạo nên sự nổi bật trên nền đỏ.

Năm 2005, thể theo nguyện vọng của cán bộ, công nhân viên chức lao động trong ngành, Ban Cán sự Đảng Bộ Bưu chính, Viễn thông và lãnh đạo Ngành đã đồng ý cho tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam được mang Biểu trưng Truyền thống của Ngành Bưu điện. Quyết định này thể hiện sự tin tưởng của lãnh đạo Ngành và cán bộ CNVC Bưu điện đối với tổ chức Công đoàn Bưu điện Việt Nam, đồng thời là vinh dự tự hào của mỗi cán bộ, đoàn viên, lao động đối với việc giữ gìn và phát huy truyền thống vẻ vang của Ngành.

f) Danh hiệu cao quý

            - Tổ quốc ghi công: gần 1 vạn liệt sỹ ngành Bưu điện.

- Huân chương Sao vàng (1995), Huân chương Hồ Chí Minh (1990), Huân chương Độc lập (1954, 1987, 1997): nhà nước tặng thưởng cho ngành Bưu Điện.

- Danh hiệu Anh hùng Lao động (2009): nhà nước tặng thưởng cho VNPT.

- Huân chương Hồ Chí Minh (2007): nhà nước tặng thưởng cho Công đoàn Bưu Điện Việt Nam.

 

17

- 52 đơn vị thành viên được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang;

- 19 đơn vị thành viên được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động.

-  07 cá nhân được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động.

g) Bài hát truyền thống: Vươn tới ước mơ. 

            Bài hát “Vươn tới ước mơ” do nhạc sĩ Phạm Tuyên sáng tác trong đợt thi sáng tác ca khúc nhân dịp kỷ niệm 50 năm truyền thống ngành Bưu Điện, năm 1995. Đây là bài hát thành công, có ý nghĩa sâu sắc và có sức lan tỏa lớn.  

 3. SỨC MẠNH VNPT

Các giá trị: Truyền thống – Thương hiệu – Gắn kết – Phát triển - Kỷ cương là những bản sắc riêng của văn hóa VNPT. Bản sắc ấy là nguồn sức mạnh để VNPT vượt mọi thử thách, vươn tới những đỉnh cao.

a) Sức mạnh Truyền thống: VNPT – Truyền thống vẻ vang, Đạo lý bền vững

- VNPT kế thừa truyền thống vẻ vang của ngành Bưu Điện:  “Trung thành - Dũng cảm - Tận tụy - Sáng tạo - Nghĩa tình ’’, phát huy theo phương châm trong giai đoạn phát triển mới: “Nhanh chóng - Chính xác - An toàn - Tiện lợi -  Văn minh”.

- VNPT trân trọng và gìn giữ giá trị tốt đẹp của người Bưu Điện là luôn “Chăm lo cho đội ngũ hiện tại. Chuẩn bị cho tương lai. Sống nghĩa tình với người đi trước”. Trong mọi điều kiện và hoàn cảnh, truyền thống “nghĩa tình” cũng là sợi dây bền chặt kết nối người Bưu Điện từ thế hệ này qua thế hệ khác với nhau, hình thành nên giá trị đạo lý bền vững không gì thay đổi được.  

b) Sức mạnh Thương hiệu: VNPT – Cuộc sống đích thực.

 Sức mạnh Thương hiệu VNPT phải được tạo ra bằng các giá trị đích thực tự bên trong VNPT với Con người đích thực, Môi trường đích thực, Sản phẩm đích thực. 

- Con người đích thực 

Lãnh đạo : Trí cao, Tầm rộng, Tâm sáng.

Cán bộ lãnh đạo là hạt nhân quan trọng, có tính chất quyết định đến sự phát triển các tổ chức của VNPT. Là người quy tụ và dẫn dắt đội ngũ lao động nên cán bộ lãnh đạo các cấp của VNPT phải có trí tuệ, hiểu biết, có năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm; phải có tầm nhìn xa trông rộng và đặc biệt là phải có đạo đức, nhân cách trong sáng, nói như Chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là con người phải “vừa có đức, vừa có tài”.

 

18

Đây không chỉ là tiêu chuẩn, mà còn là mục tiêu của VNPT hướng tới xây dựng đội ngũ lãnh đạo các cấp.

Quản lý :   Tài năng, Thông tuệ, Tâm huyết.

            Mạng lưới, các dịch vụ của VNPT luôn gắn với công nghệ, kỹ thuật hiện đại và tiên tiến, các phương pháp quản trị doanh nghiệp theo đó cũng phải phát triển tương xứng; người quản lí của VNPT cần làm chủ và phát huy được các nội dung đó. Cần phải có sự kết hợp của trí tuệ, tài năng và đặc biệt là tâm huyết với nghề, với công việc mới có thể mang tới thành công cho người quản lý của VNPT.    

Nhân viên : Tinh thông, Tận tụy, Trách nhiệm.

            Tính chất các công việc của VNPT từ đơn giản đến phức tạp đều đòi hỏi quy trình và kỷ luật nghiêm ngặt, điều kiện cần đòi hỏi mỗi nhân viên VNPT phải biết việc, hiểu việc, và điều kiện đủ để có thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao đỏi hỏi người lao động phải có tinh thần trách nhiệm cao và tận tụy với công việc.

 Người VNPT luôn rèn luyện lối sống mình vì mọi người. Coi trọng vinh dự, trách nhiệm và lòng tự trọng với nghề. Trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc, để có thể có những đóng góp thiết thực và hiệu quả nhất vì sự nghiệp phát triển của VNPT.

- Môi trường đích thực: Hợp tác và chia sẻ. Nụ cười và niềm tin. Cống hiến và Khát vọng. 

VNPT xây dựng môi trường làm việc văn minh, nơi mỗi CBCNV luôn cảm thấy gắn bó, được lắng nghe và tôn trọng, được đem hết năng lực để cống hiến, được đánh giá công bằng, được thụ hưởng và tôn vinh xứng đáng với thành quả lao động của mình.  

Hòa mình trong môi trường làm việc của VNPT, mọi người cùng cảm nhận được sự chân thành, cởi mở trong giao tiếp. Đó là nơi mọi người gắn bó, gửi gắm niềm tin; Nhiệt tình, hợp tác trong công việc; Chia sẻ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm. VNPT khuyến khích các người lao động say mê sáng tạo, nhiệt tình cống hiến và cháy bỏng những khát vọng.     

- Sản phẩm đích thực: Tiện ích. Trí tuệ. Thân thiện

VNPT đặt mục tiêu hướng về khách hàng và thể hiện bằng chính những sản phẩm, dịch vụ của VNPT mang tới cho khách hàng. Các sản phẩm, dịch vụ của VNPT được kết tinh bởi trí tuệ, công sức, mang đến sự tiện ích, thân thiện, gần gũi với tất cả mọi người.

 

19

c) Sức mạnh Gắn kết: VNPT – Một mái nhà chung

Sức mạnh của VNPT là ở tinh thần và hành động vì Một mái nhà chung với: Hạ tầng chung - Sản phẩm chung - Thương hiệu chung -  Lợi ích chung.

VNPT hình thành hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới hiện đại thống nhất, các thành viên cùng phối hợp khai thác, sử dụng bảo đảm có hiệu quả. Sản phẩm, dịch vụ của VNPT được tạo ra cũng từ sự liên kết, hợp tác của các đơn vị thành viên, do vậy luôn mang một thương hiệu chung VNPT và vì lợi ích chung của VNPT.  

d) Sức mạnh Phát triển: VNPT - Nhanh, Vượt trội, Bền vững

- Nhanh: Bàn nhanh - Quyết nhanh - Làm nhanh

- Vượt trội:  Trí lực vượt trội - Công nghệ vượt trội - Chất lượng vượt trội

- Bền vững: Đạo lý bền vững - Hạ tầng bền vững - Lợi nhuận bền vững

Nhanh, vượt trội, bền vững là ba yếu tố hàng đầu trong sức mạnh phát triển VNPT. Trong cơ chế thị trường ba yếu tố đó thể hiện năng lực và chất lượng phát triển của VNPT, đó chính là tốc độ phát triển (nhanh), vị thế trong sự phát triển (vượt trội) và chất lượng của phát triển (bền vững).

Tốc độ phát triển (nhanh) thể hiện trong tất cả các khâu của quy trình từ khi hình thành chủ trương tới việc triển khai trong thực tế, đó là xem xét, bàn bạc chủ trương, công việc cần làm phải nhanh gọn; quyết định nhanh khi vấn đề đã được cân nhắc thấu đáo và đặc biệt là cần phải làm nhanh, giải quyết công việc nhanh để tranh thủ được thời cơ và sớm mang lại hiệu quả.

Vị thế thể hiện năng lực phát triển của VNPT đó chính là sự vượt trội, khẳng định tầm vóc, uy lực của VNPT trong cạnh tranh, và các nhân tố hàng đầu được VNPT xác định, đó là trí tuệ, sức lực (trí lực) của đội ngũ lao động; công nghệ (bao gồm cả mạng lưới, dịch vụ và quản lý) và chất lượng (bao gồm cả dịch vụ và quản lý).

VNPT luôn củng cố, duy trì sự bền vững của sức mạnh phát triển, trong đó lấy đạo lý, truyền thống làm nền tảng, cơ sở hạ tầng vững chắc là điều kiện, duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu. 

e) Sức mạnh Kỷ cương: VNPT – Đoàn kết. Thống nhất. Trách nhiệm

Để Văn hóa VNPT thực sự trở thành động lực trong thực tiễn, chúng ta cần một đội ngũ CBCNV VNPT có phong cách, lề lối làm việc và ứng xử dựa trên kỷ cương với tinh thần cốt lõi là Đoàn kết - Thống nhất - Trách nhiệm.

Đoàn kết, đồng cam, cộng khổ, cùng chung chí hướng; thống nhất trong nhận thức và hành động; chia sẻ khó khăn, đề cao tinh thần và trách nhiệm trong xử lý công

 

20

việc đã tạo nên sự gắn kết của đội ngũ VNPT, giúp cho VNPT đi từ thành công này đến thành công khác.

 4. CHUẨN MỰC VNPT

a) Chuẩn mực chung:

Cuộc sống văn minh.

Cống hiến hết mình.

Chân thành cởi mở.

VNPT tạo dựng một môi trường làm việc văn minh, hiện đại, thân thiện; là nơi để mỗi lao động của VNPT có thể cống hiến hết mình, thể hiện rõ nhất năng lực, kỹ năng và kinh nghiệm.  

b) Chuẩn mực tập thể:

Quản lý: Kỷ cương – Kỷ luật;

Điều hành: Kiên quyết – Kịp thời;

Nền tảng: Đoàn kết – Thống nhất.

            VNPT đặt lên hàng đầu kỷ cương, kỷ luật trong quản lý, đó là thượng tôn pháp luật và tuân thủ quy định quản lý. Do tính chất của ngành nghề, và những yêu cầu trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các biện pháp điều hành đòi hỏi thời gian khẩn trương, sự kiên quyết và nhất quán. Và nền tảng để mang tới những thành công, đó là sự đoàn kết, thống nhất trên dưới một lòng trong VNPT.  

c) Chuẩn mực cá nhân:

- Ý thức

Tinh thần: Tâm huyết – Trách nhiệm

Hành vi: Văn minh – Lịch sự

Nhân viên của VNPT luôn có ý thức vui vẻ, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ; Tận tụy, trách nhiệm, hợp tác, cầu tiến bộ. Luôn thể hiện hành vi ứng xử văn minh, lịch sự ở mọi nơi, mọi lúc. 

- Thái độ

Công việc: Hết mình – Hết việc

Hội họp: Nghiêm túc – Đúng giờ

Học tập: Tự giác – Kiên trì

 

 

21

Nhân viên VNPT xác định thái độ nghiêm túc trước nhiệm vụ được giao; phấn đấu hết mình với công việc, quý trọng thời gian; giữ đúng kỷ luật thời gian hội họp với thái độ nghiêm túc, chuẩn bị đầy đủ nội dung có liên quan. Coi trọng phương châm học tập suốt đời, tự giác, kiên trì để mở mang kiến thức, kỹ năng cho bản thân phục vụ công việc.

- Ứng xử

Với đồng nghiệp: Hợp tác - Cởi mở;

Người VNPT luôn chân thành, cởi mở trong giao tiếp. Nhiệt tình, hợp tác trong công việc. Chia sẻ khó khăn, cộng đồng trách nhiệm.

Với cấp dưới: Lắng nghe - Chân thành;

Người VNPT luôn gương mẫu trong nhân cách và công việc. Chú ý lắng nghe, chủ động đối thoại và tiếp thu. Coi trọng động viên, thuyết phục, cùng với thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá.

Với cấp trên: Thẳng thắn - Chấp hành;

Người VNPT tôn trọng thứ bậc của người lãnh đạo. Phục tùng và chấp hành nhiệm vụ được giao. Chủ động đề xuất các vấn đề được cấp trên quan tâm.

Với bản thân: Vượt qua chính mình.

VNPT xây dựng người lao động phát triển toàn diện, có nhân cách, bản lĩnh vững vàng. Rèn luyện lối sống mình vì mọi người. Coi trọng vinh dự, trách nhiệm và lòng tự trọng với nghề. Trau dồi kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm làm việc để có những đóng góp có hiệu quả nhất cho sự nghiệp phát triển của VNPT.

d) Chuẩn mực hình ảnh

Dám nghĩ – Dám làm – Dám chịu trách nhiệm.

            Đây là hình ảnh tiêu biểu cho truyền thống “dũng cảm” và “sáng tạo” của người lao động VNPT; vui vẻ, sẵn sàng nhận và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn; không tập thói trì hoãn. Tận tụy, trách nhiệm, hợp tác, cầu tiến; đề cao tinh thần và trách nhiệm trong xử lý công việc. 

5. TRÁCH NHIỆM VNPT

a) Với Nhà nước: Thực thi pháp luật

VNPT thượng tôn pháp luật; chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Không làm bất cứ việc gì gây tổn hại cho lợi ích của dân tộc, của Đảng, của Nhân dân. 

b) Với khách hàng: Luôn làm hài lòng

 

22

VNPT coi khách hàng là trung tâm và là mục tiêu trong chiến lược phát triển. Mọi thành viên của VNPT luôn chú ý phải chân thành, nhã nhặn, chú ý lời chào, lời cảm ơn. Lắng nghe nhu cầu; giải thích cặn kẽ, rõ ràng. Tôn trọng lời hứa, đúng thời gian, không sách nhiễu hoặc gây phiền hà cho khách hàng.

 c) Với đối tác: Hợp tác cùng phát triển

VNPT coi hợp tác, hỗ trợ giúp đỡ đối tác cũng chính là giúp mình. VNPT coi trọng mở rộng hợp tác, VNPT luôn là đối tác tin cậy của bạn hàng và xây dựng các quan hệ hợp tác bình đẳng, hữu nghị, hợp tác cùng có lợi.

d) Với cộng đồng xã hội: Chung vai góp sức

VNPT luôn thể hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội; chủ động, tích cực tham gia các chương trình an sinh xã hội, chung tay, chung sức cùng cộng đồng vượt qua khó khăn, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội. 

e) Với người lao động: Tôn trọng và bảo vệ

VNPT xác định đội ngũ lao động là tài sản quý giá nhất của VNPT, là những người làm nên lịch sử truyền thống hào hùng, cũng như đang tạo dựng những bậc thang cho tương lai, do vậy mọi chủ trương, ý tưởng, cơ chế, chính sách hay giải pháp triển khai cũng đều hướng về người lao động.  

 f) Với môi trường: Vì một hành tinh xanh 

 VNPT coi trọng và đang làm tất cả những gì có thể để góp sức bảo vệ môi trường, giữ cho môi trường sống và làm việc luôn xanh, sạch, đẹp, an toàn. Không chỉ thực hiện tốt các giải pháp mang tính nội bộ, VNPT tham gia các chương trình của cộng đồng, của xã hội trong bảo vệ môi trường (nguồn nước, không khí, rừng, tài nguyên, khoáng sản...). 

5 LỜI HỨA CỦA NGƯỜI VNPT

1. Trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân và với sự phát triển của VNPT.

2. Dũng cảm vượt mọi khó khăn, thử thách, quyết giữ vững thông tin liên lạc trong mọi tình huống.

3. Tận tuỵ với công việc, phát huy tinh thần đoàn kết hoàn thành mọi nhiệm vụ với chất lượng và hiệu quả cao.

4. Sáng tạo trong lao động, xây dựng phong cách văn minh, lịch sự và công nghiệp.

 

 

23

 

5. Nghĩa tình với đồng chí, đồng nghiệp và lớp người đi trước.

5 CAM KẾT PHỤC VỤ KHÁCH HÀNG CỦA VNPT

1. Đón tiếp, phục vụ khách hàng với lời chào, cử chỉ, nụ cười thân thiện. Đặt quyền lợi của khách hàng lên trên lợi ích của mình.

2. Cung cấp nhanh chóng, chính xác thông tin về dịch vụ, sản phẩm của VNPT. Tư vấn và cung cấp cho khách hàng dịch vụ phù hợp và hiệu quả nhất.

3. Hỗ trợ, giải quyết hoàn chỉnh, với chất lượng tốt nhất yêu cầu về dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin cho đến khi khách hàng hài lòng. Giữ lời hứa và trung thực với khách hàng.

4. Đích thân xin lỗi khi khách hàng không hài lòng với dịch vụ của VNPT, cho dù nhân viên có lỗi hay không

5. Cảm ơn, khuyến khích khách hàng sử dụng và đóng góp ý kiến cho các dịch vụ của VNPT. Giữ bí mật thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

                                                                  *

*          *

            Xây dựng Văn hóa VNPT là một quá trình dài, đòi hỏi sự quyết tâm, nỗ lực và kiên trì của mỗi người lao động VNPT. Qua thời gian và thực tiễn phát triển, hệ thống Văn hóa VNPT tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, góp phần cho sự nghiệp phát triển, hiện đại hóa, nâng cao vị thế của Tập đoàn VNPT trong nước và thị trường quốc tế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

24

 

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU III

 

 

CẨM NANG VĂN HÓA

VNPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH SÁCH TÀI LIỆU PHÁP LÝ

I. LUẬT:

1.1. Bộ Luật Dân sự nước CHXHCNVN

1.2. Luật hình sự nước CHXHCNVN

II. VĂN BẢN, THÔNG TƯ, QUY CHẾ VĂN HÓA NHÀ NƯỚC

2.1. Quyết định 171-QĐ của Bộ Giao thông và Bưu điện ngày 27/7/1959 cho phép Tổng cục Bưu điện được dùng loại huy hiệu Bưu điện để cấp cho cán bộ, công nhân viên trong ngành Bưu điện sử dụng (Huy hiệu của Công đoàn Bưu điện Việt Nam hiện nay).

2.2. Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 09/01/2006 về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam

2.3. Quyết định số 180/QĐ-TTg ngày 28/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

2.4. Quy chế Văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước của Thủ tướng Chính phủ (Ban hành ngày 02/08/2007 theo Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg);

2.5. Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc Hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2.6. Thông tư 01-2012-TT-BVHTT và Du lịch về cơ quan đạt chuẩn văn hóa;

III. TRANG PHỤC, LỄ PHỤC, THẺ CÁN BỘ

 3.1. Quy định về đồng phục của nhân viên khối Viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 1130/QĐ-VNPT-GCTT ngày 10/5/2007);

3.2. Quy định về đồng phục của CBCNV Cơ quan Tập đoàn ( Ban hành kèm Quyết định số 1743/QĐ-VNPT-VP ngày 31/8/2009);

3.3. Quy định về việc đeo thẻ tại 57 Huỳnh Thúc Kháng (Ban hành kèm QĐ số 3670/VNPT-VP ngày 17-09-2009)

3.4. Quy định trang phục lực lượng bảo vệ trong Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 703/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 28/5/2012)

3.5. CV số 4995/VNPT-KD ngày 23/10/2012 về việc hướng dẫn triển khai đồng phục cho CBCNV.

 

25

IV. SỬ DỤNG KHÔNG GIAN CHUNG

4.1. Quy định chế  độ kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng hệ thống báo cháy tự động, bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy (Ban hành kèm QĐ số 403/QĐ-BVBĐ ngày 23/6/2006)

4.2. Quy chế phòng cháy và chữa cháy Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 280/QĐ - BVBĐ-HĐQT, ngày 24/6/2008)

4.3. Quy định về nội qui ra, vào Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1817/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 08-09-2009)

4.4. Quy định trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện công tác an ninh, trật tự, an toàn PCCC tại khu vực trụ sở làm việc của Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 509/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 02/3/2010)

4.5. Quy định bảo đảm an toàn trạm thu, phát sóng mạng thông tin di động (Ban hành kèm QĐ số 616/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 23/3/2010)

4.6. Nội quy bảo tàng Bưu điện Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 860/QĐ-VNPT-TĐTT ngày 14/6/2011)

4.7. Quy định về An toàn – Vệ sinh lao động (Ban hành kèm QĐ số 1753/QĐ-VNPT-TCCB ngày 01/11/2011)

4.8. Quy định về Quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động (Ban hành kèm QĐ số 317/QĐ – VNPT-TCCB ngày 09/3/2012)

4.9. Nội quy ra vào và đỗ xe tại tòa nhà VNPT (Ban hành kèm VB số 1028/TB-VNPT-VP ngày 03/7/2012)

4.10. Quyết định số 1318/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 22/10/2013 về việc thành lập Ban chỉ huy công tác PCCC tại Trụ sở Tập đoàn BCVT Việt Nam

V. SỬ DỤNG TÀI SẢN

5.1. Quy định của Tổng Giám đốc Tâp đoàn về thời gian sử dụng các loại tài sản cố định (Ban hành kèm QĐ số 247/QĐ-VNPT-KTTKTC ngày 15/01/2010)

5.2. Quy định của Hội đồng quản trị về thẩm quyền thanh lý, nhượng bán tài sản (Ban hành kèm QĐ số 17/QĐ-VNPT-HĐQT-KTTKTC ngày 29/01/2010)

VI. VĂN HÓA LÀM VIỆC

6.1. VB hướng dẫn thủ tục giải quyết chế độ nghỉ phép năm số 1984/TCCB ngày 16/5/2008 (VB sửa đổi, bổ sung số 2138/TCCB ngày 26/5/2008);

 

26

6.2. Quy chế hoạt động của Hội đồng Lịch sử - Truyền thống Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 01/QĐ-HĐLS-TT ngày 05/8/2008)

6.3. Nội quy lao động của Cơ quan Tập đoàn BCVT VN (Ban hành kèm QĐ số 1392/QĐ-TCCB ngày 03-07-2009);

6.4. Thỏa ước lao động tập thể Cơ quan Tập đoàn (VB hướng dẫn số 1587/VNPT-TCCB-LĐ ngày 5/8/2009, văn bản xác nhận số 279/LĐTBXH của Sở LĐ TBXH Hà Nội ngày 10/7/2009);

6.5. Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng KHCN Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 2045/QĐ-VNPT-KHCNCN ngày 23/11/2010);

6.6. Cơ chế kinh tế nội bộ giữa các đơn vị thành viên khối hạch toán phụ thuộc trong quá trình hợp tác kinh doanh các dịch vụ VT-CNTT của Tập đoàn (Ba hành kèm QĐ số 46/QĐ-VNPT-TTBH ngày 11/01/2011)

6.7. Quy định của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam về phân cấp và ủy quyền trong đầu tư xây dựng cơ bản (Ban hành kèm QĐ số 172/QĐ-VNPT-HĐTV-ĐTPT ngày 17/10/2011).

6.8. Quy chế tổ chức và hoạt động văn thư, lưu trữ của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 201/QĐ-VNPT-HĐTV-VP ngày 25/11/2011);

6.9. Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa lãnh đạo Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam và Ban thường vụ Công đoàn Bưu điện Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 622 QĐ-LT ngày 04/5/2012)

6.10. Quy định tạm thời về quy trình thực hiện một số nghiệp vụ thu, chi tài chính tại Văn phòng Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 699/QĐ-VP ngày 28/5/2012); 

6.11. Quy chế điều hành, khai thác và bảo dưỡng mạng viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 771/QĐ-VNPT-VP ngày 12/6/2012);

6.12. Quy trình xử lý, giải quyết công việc tại Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 768/QĐ-VNPT-VP ngày 10/6/2013)

6.13. Quyết định ban hành khung năng lực chung CB-CNV VNPT số 1311/QĐ-VNPT-KHCN&ĐT ngày 21/10/2013.

6.14. Quyết định ban hành Cơ chế kinh tế nội bộ giữa các đơn vị thành viên khối hạch toán phụ thuôc trong việc cung cấp và sử dụng các sản phẩm phần mềm số 1361/QĐ-VNPT-KD ngày 01/11/2013.

6.15. QĐ số 17/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB ngày 12/3/2014 về việc thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng Tập đoàn

 

27

6.16. QĐ số 221/ QĐ-VNPT-TCKT ngày 11/02/2014 về việc ban hành quy trình kiểm tra tài chính, kế toán

VII. VĂN HÓA HỌP

Quy định quản lý, khai thác, sử dụng phần mềm Quản lý cuộc họp trong cơ quan Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm Quyết định số 764/QĐ-VNPT-IT&VAS  ngày 10/6/2013).

VIII. VĂN HÓA HỌC TẬP

8.1. Quy định về yêu cầu trình độ tiếng Anh đối với các cán bộ công nhân viên thuộc Tâp đoàn được cử đi học tập, công tác ở nước ngoài (Ban hành kèm QĐ số 2918/QĐ-ĐT&PTNL ngày 04/12/2007)

8.2. Quy chế cử người đi đào tạo bồi dưỡng của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 380/QĐ-ĐTPTNNL-HĐQT ngày 27/10/2008 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam);

8.3. Quy chế cử người đi đào tạo, bồi dưỡng của Cơ quan Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 1391/QĐ-ĐT&PTNL ngày 03/7/2009);

8.4. Quy định về cơ chế quản lý và quy trình tổ chức thực hiện các khóa bồi dưỡng ngắn hạn theo kế hoạch đào tạo tập trung của Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 463/ QĐ-ĐT&PTNL ngày 25/3/2011)

8.5. Quy định về điều kiện, tiêu chuẩn và môn thi nâng ngạch viên chức chuyên môn nghiệp vụ của Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 732/QĐ-VNPT-ĐT&PTNNL ngày 23/5/2011; QĐ sửa đổi, bổ sung số 311/QĐ-VNPT-KHCN&ĐT ngày 5/3/2013)

8.6. Quy định quản lý, khai thác tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu và phát triển của Tập đoàn. (Ban hành kèm QĐ số 628/QĐ-VNPT-KHCNCN ngày 07/5/2012).

8.7. Quy định thi nâng bậc nghề công nhân đối với lao động công nghệ khối dịch vụ Viễn thông - Công nghệ thông tin thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 162/QĐ-VNPT-HĐTV-ĐT&PTNNL ngày 10/8/2012)

8.8. Quyết định số 1544/QĐ-VNPT-KD ngày 28/11/2012 về việc ban hành Bộ học liệu đào tạo kỹ năng thực hiện Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng và quy định đào tạo đối với Công nhân kỹ thuật viễn thông.

8.9. Quyết định số 1545/QĐ-VNPT-KD ngày 28/11/2012 về việc ban hành Bộ học liệu đào tạo kỹ năng thực hiện Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng và quy định đào tạo đối với Giao dịch viên.

 

28

8.10. Quyết định số 1546/QĐ-VNPT-KD ngày 28/11/2012 về việc ban hành Bộ học liệu đào tạo kỹ năng thực hiện Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng và quy định đào tạo đối với Điện thoại viên.

IX. ĐÃI NGỘ NGƯỜI LAO ĐỘNG

9.1. Quy định tạm thời về việc thực hiện tiền lương làm thêm giờ và tiền lương làm việc ban đêm tại Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 849/QĐ-VP ngày 05/03/2007);

9.2. Quy định tạm thời về quản lý và sử dụng quỹ phúc lợi của Cơ quan Tập đoàn BCVT Việt Nam (ban hành kèm theo QĐ số 1157/QĐ-VP ngày 11/05/2007 của Tổng Giám đốc Tập đoàn);

9.3. Quy chế phân phối tiền lương cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 2814/QĐ-TCCB ngày 19/11/2007 của Tổng Giám đốc Tập đoàn);

9.4. Quy định về việc tổ chức cho CBCNV Cơ quan Tập đoàn BCVT VN đi tham quan du lịch nước ngoài (Ban hành kèm QĐ số 2225/QĐ-TCCB-LĐ ngày 21/8/2008)

9.5. Quy chế nâng ngạch, bậc lương đối với người lao động làm việc tại Cơ quan Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 1413/QĐ-TCCB ngày 07/7/2009);

9.6. Quy định về việc tổ chức thăm hỏi, lễ tang đối với CBCNVC Cơ quan Tập đoàn BCVT VN khi ốm đau, từ trần (Ban hành kèm QĐ số 1463/QĐ-VNPT-TCCB-LĐ ngày 15/7/2009)

9.7. Quyết định liên tịch về việc nâng mức hỗ trợ tiền ăn cho CBCNV điều dưỡng tại Bệnh viện thuộc Tập đoàn số 2417/QĐLT-VNPT-CĐBĐVN ngày 15/12/2009 của Tổng Giám đốc và Chủ tịch Công đoàn Bưu điện Việt Nam.

9.8. Quy chế phân phối tiền lương Cơ quan Tập đoàn (sửa đổi) (Ban hành kèm QĐ số 1025/QĐ-VNPT-TCCB ngày 07/6/2010)

9.9. Quy chế thi nâng ngạch chức danh viên chức CMNV của Tập đoàn BCVT VN (Ban hành kèm QĐ số 80/QĐ-HĐTV-ĐT&PTNNL ngày 20/5/2011);

9.10. Quy định về việc hỗ trợ nữ CBCNV của Cơ quan Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam sinh con theo kế hoạch (Ban hành kèm QĐ số 1449/QĐ-VNPT-TCCB ngày 12/11/2012).

9.11. Công văn hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ và phụ cấp trách nhiệm tại Cơ quan Tập đoàn BCVT VN số 3000/VNPT-TCCBLĐ ngày 03/7/2013.

9.12. Công văn 4173/VNPT-TCCBLĐ ngày 06/9/2013 về việc thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động theo Bộ Luật Lao động.

 

29

9.13. Quy định về chế độ công tác phí cho CBCNV làm việc tại Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1356/QĐ-VNPT-VP ngày 30/10/2013)

9.14. Quy chế Thi đua, khen thưởng của Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 384/QĐ-TĐTT-HĐQT ngày 31/10/2008)

9.15. Bổ sung Quy chế Thi đua, khen thưởng của Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 56/QĐ-TĐTT-HĐQT ngày 12/3/2009)

9.16. Quy chế Thi đua, Khen thưởng Cơ quan Tập đoàn BCVT VN (Ban hành kèm QĐ số 669/QĐ-TĐTT ngày 25/3/2009);

9.17. Sửa đổi Quy chế thi đua khen thưởng Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm Quyết định số 1121/QĐ-VNPT-TĐTT ngày 17/6/2010);

9.18. VB số 3904/VNPT-TCKT hướng dẫn chế độ công tác phí và chế độ chi hội nghị ban hành ngày 27/9/2010;

9.19. Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học và Công nghệ Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 2045/QĐ-VNPT-KHCN ngày 23/11/2010).

9.20. Quy định hoạt động sáng kiến của Tập đoàn BCVTVN (Ban hành kèm quyết định số 1321/QĐ-VNPT-KHCNCN ngày 18/8/2011);

9.21. Quyết định số 27/QĐ-VNPT-HĐTV-KD ngày 05/4/2013 về việc phân cấp cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Tâp đoàn BCVT VN trong việc giao kết hợp đồng cung cấp dịch vụ VT-CNTT cho khách hàng.

9.22. Quyết định số 28/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCBLĐ ngày 05/4/2013 về việc phân cấp cho các đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong việc giao kết hợp đồng lao động, xử lý kỷ luật và giải quyết tranh chấp lao động.

9.23. Quy định hoạt động sáng kiến Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 765/QĐ-VNPT-KHCNĐT ngày 10/6/2013);

9.24. Quyết định 1251/QĐ-VNPT-KHCN&CN ngày 04/10/2013 v/v ban hành tiêu chí chấm điểm sáng kiến Tập đoàn.

9.25.QĐ số 1423/QĐ-VNPT-KD ngày 20/11/2013 về việc ban hành Quy định về  Cơ chế tự thực hiện cho các đơn vị thành viên khối hạch toán phụ thuộc của Tập đoàn

9.26. Thỏa ước lao động Tập thể Cơ quan Tập đoàn (Thông qua theo Biên bản số 94/ TCCB-LĐ ngày 20/4/2009);

9.27. Quy chế thực hiện dân chủ ở Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1393/QĐ -TCCB ngày 07-07-2009)

 

30

X. VĂN HÓA BẢO MẬT

10.1. Quy chế Bảo vệ bí mật của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 281/QĐ-BVBĐ-HĐQT, ngày 25/6/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam);

10.2. Quy định tạm thời Bảo mật trong quá trình xử lý thông tin tại Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1844/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 14/9/2009);

10.3. Quy định Khai thác, bảo mật hệ thống cung cấp số liệu kinh doanh dịch vụ Thông tin di động (Ban hành kèm QĐ số 333/QĐ-VNPT-VT ngày 06/3/2012 của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông);

XI. Ý THỨC THƯƠNG HIỆU

 Quy chế quản lý thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 204/QĐ-VNPT-HĐQT-TTBH ngày 10/8/2009).

XII. VĂN HÓA DÙNG NGƯỜI

12.1. Hướng dẫn quy hoạch cán bộ (Ban hành kèm VB số 173/TCCB-HĐQT 2010 - 2015 ngày 14-07-2008);

12.2. Quy chế bổ nhiệm cán bộ (Ban hành kèm QĐ số 292/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 07-02-2009);

12.3. Quy chế tuyển dụng lao động vào làm việc tại Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 2003/QĐ-VNPT-TCCB-LĐ ngày 05-10-2009);

12.4. Quy chế Quản lý cán bộ của Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 64/QĐ-VNPT-HĐTV-TCCB-LĐ ngày 28-4-2014);

XIII. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI THẾ HỆ ĐI TRƯỚC

Quy chế hoạt động của Hội đồng Lịch sử - Truyền thống Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 01/QĐ-HĐLS-TT ngày 05/8/2008)

 XIV. VĂN HÓA QUÀ TẶNG

Luật phòng chống tham nhũng số 55/2005/QH11 do Quốc hội ban hành ngày 29/11/2005

 XV. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI KHÁCH HÀNG

15.1. Quy định Phục vụ khách hàng của Tập đoàn BCVT VN (Ban hành kèm QĐ số 2095/QĐ-GCTT ngày 30/7/2008);

 

31

 

15.2. Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng  áp dụng đối với Điểm giao dịch và Giao dịch viên Viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 942/QĐ-VNPT-KD ngày 28/6/2011);

15.3. Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng áp dụng đối với Điện thoại viên Viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 1026/QĐ-VNPT-KD ngày 14/7/2011);

15.4. Bộ tiêu chuẩn chất lượng phục vụ khách hàng đối với Công nhân kỹ thuật Viễn thông (Ban hành kèm QĐ số 1338/QĐ-VNPT-KD ngày 25/8/2011);

15.5. Nội quy tiếp dân (Ban hành theo quyết định số 462/QĐ-VNPT-TTQSBV ngày 28/3/2012);

15.6. Quy chế phối hợp giữa Chuyên môn và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động (Ban hành ngày 31/3/2012)

15.7. Văn bản 4440/VNPT-KD ngày 24/9/2013 về phong trào nụ cười VNPT do Chuyên môn và Công đoàn Bưu điện Việt Nam phát động.

15.8. QĐ số 356/ QĐ-VNPT- VT ngày 14/3/2014 về việc ban hành tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ áp dụng trên mạng viễn thông VNPT.

XVI. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỐI TÁC

16.1. Quy chế Quản lý cán bộ đại diện của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác (Ban hành kèm QĐ số 427/QĐ-TCCB-HĐQT ngày 31/10/2007);

16.2. Quyết định số 645/QĐ-VNPT-TCCBLĐ về việc thành lập trung tâm khách hàng doanh nghiệp của Tập đoàn VNPT

XVII. NGHĨA TÌNH, AN SINH XÃ HỘI

17.1. Chính sách đối với gia đình liệt sỹ và các đối tượng hưởng chính sách xã hội của Ngành Bưu điện (VB số 867/VP Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông ban hành ngày 13/4/1992).   

17.2. Chỉ thị liên tịch số 03/CT-LT ngày 14/1/1995 của Tổng Công ty BCVT và Công đoàn Bưu điện Việt Nam về việc tổ chức đi tìm hài cốt, quy tập mộ, nghĩa trang liệt sĩ ngành Bưu điện;

17.3. Quy định tạm thời việc quản lý và sử dụng Quỹ Phúc lợi của Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm quyết định số 1157/QĐ-VP ngày 11/05/2007);

17.4. Quy định quản lý và sử dụng quỹ Chính sách xã hội tập trung (Ban hành kèm QĐ số 979 /QĐLT-TĐBCVTVN-CĐBĐVN ngày 23/12/2008);

 

32

XVIII. VĂN HÓA QUẢN LÝ, SỬ DỤNG, GIAO TIẾP QUA THƯ ĐIỆN TỬ, HỆ THỐNG VĂN BẢN NỘI BỘ

18.1. Công văn số 1369/VNPT-VP-VTLT ngày 21/4/2009 bổ sung mẫu tờ trình tại văn bản số 953/VNPT-VTLT.

18.2. Quy định quản lý và sử dụng hệ thống thông tin điều hành AIS tại cơ quan, đơn vị thành viên Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 955/QĐ-VP ngày 11/5/2009);

18.3. VB số 2568/VNPT-VP ngày 02/07/2009 về việc áp dụng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo Thông tư 55;

18.4. Quy định quản lý, khai thác và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử phục vụ quản lý, điều hành SXKD của Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 2495/QĐ-VNPT-VP ngày 31-12-2009);

18.5. Quy định về quản lý, khai thác và phát hành văn bản điện tử trong Tập đoàn BCVT Việt Nam, ban hành kèm QĐ số 2496/QĐ ngày 31/12/2009;

 18.6. Công văn 2407/VNPT-VP ngày 15/6/2011 hướng dẫn áp dụng thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản theo Thông tư 01/2011/TT-BNV.

18.7. Quy định tạm thời sử dụng chữ ký số, chứng thư số và dịch vụ chứng thực chữ ký số VNPT-CA trong Cơ quan Tập đoàn BCVT Việt Nam (Ban hành kèm QĐ số 1209/QĐ-VNPT-VP ngày 29/7/2011);

18.8. Quy định về việc tổ chức thực hiện Hệ thống Thông tin nội bộ tại trụ sở Cơ quan Tập đoàn (Ban hành kèm QĐ số 1252/QĐ-VNPT-TT&QHCC ngày 04/8/2011).

18.9. Công văn 2493/VNPT-VP-VTLT ngày 29/5/2012 hướng dẫn thực hiện phát hành văn bản điện tử trong VNPT.

18.10. Công văn số 1227/VNPT-KD ngày 01/4/2013 về tổ chức, quản lý hoạt động website trong Tập đoàn

18.11. Công văn số 2002/VNPT-TTTT&QHCC ngày 13/5/2013 v/v nâng cao hiệu quả hệ thống truyền thông nội bộ trong Tập đoàn

18.12. Thông báo số 1067/TB-VNPT-VP ngày 25/7/2013 của Lãnh đạo Tập đoàn về hệ thống truyền thông nội bộ.

18.13. Quy định thống nhất quản lý, khai thác bộ mã nhân viên VNPT khai báo trên phân mềm quản trị nguồn nhân lực - HRM (Ban hành kèm QĐ số 999/QĐ-VNPT-IT&VAS ngày 07/8/2013).

 

 

33

 

XIX. VĂN HÓA SỬ DỤNG DANH THIẾP

Quyết định số 204/QĐ-VNPT-HĐQT-TTBH ngày 10/8/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý thương hiệu của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam;

XX. NGHI LỄ NGHI THỨC VĂN HÓA

Nghị định 154/2004/NĐ-CP ngày 09/8/2004 của Chính phủ ban hành ngày 09/8/2004 về nghi thức của nhà nước trong tổ chức mit tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, huân chương, huy chương, cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của thủ tướng Chính phủ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

34

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU IV

 

 

WEBSITE VĂN HÓA

VNPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

35

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU V

 

 

GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ

VĂN HÓA VNPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ VĂN HÓA VNPT

 

STT

DANH MỤC CLIP CỦA GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ VĂN HÓA CỦA VNPT

 Clip 1

Giới thiệu giáo trình: Văn hóa VNPT – Kết tinh giá trị nhân bản

 Clip 2

Lãnh đạo tiên phong, trên dưới một lòng vì mái nhà chung VNPT

 Clip 3

VNPT ra đời trong cách mạng, lớn lên cùng đất nước

 Clip 4

VNPT Cuộc sống đích thực

 Clip 5

VNPT - 5 giá trị cốt lõi:

    Tinh thần VNPT:  VNPT Ca – VNPT Kết nối mọi người

    Truyền thống VNPT

    Sức mạnh VNPT

    Chuẩn mực VNPT

    Trách nhiệm VNPT

 Clip 6

5 Lời hứa của người VNPT

 Clip 7

5 Cam kết phục vụ khách hàng của VNPT

 Clip 8

Diễn ca Văn hóa VNPT

 Clip 9

Bài hát truyền thống – Vươn tới ước mơ

 Clip 10

Giảng viên kết nối các phần

 

 

 

36

 ĐOÀN BƯU CHÍH HÔNG VIỆT NAM

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

TÀI LIỆU VI

 

 

QUY TẮC ỨNG XỬ NỘI BỘ                                    VNPT

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I. CÁC CHUẨN MỰC ỨNG XỬ CHUNG

- Giao tiếp văn minh, lịch sự và tự tin. 

- Chào khi đến, tạm biệt khi về. 

- Luôn nói lời cảm ơn, biết nói lời xin lỗi.

- Trung thực, trọng chữ tín, thực hiện đúng cam kết.

- Chân thành, thẳng thắn, tôn trọng, không chỉ trích.

- Lắng nghe, giải quyết triệt để những vấn đề bức xúc.

II. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI CÔNG VIỆC

1. Văn hóa làm việc: Cống hiến hết mình.

* Nơi làm việc: xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ

* Phong cách làm việc: năng động, chuyên nghiệp

- Làm việc đúng giờ, tác phong chuyên nghiệp.

- Thái độ vui vẻ, nhiệt tình, hợp tác.

- Không gây ồn ào, làm việc riêng, rời bỏ vị trí làm việc.

* Thái độ đối với công việc: Hết mình, hết việc                                             

- Đặt lợi ích của VNPT lên trên lợi ích của cá nhân.

- Đổi mới, linh hoạt, chủ động thực hiện công việc đúng tiến độ.

- Giải quyết công việc đúng nguyên tắc, hợp tình hợp lý.

- Làm hết việc, không phải làm hết giờ. 

- Không lạm dụng chức quyền gây khó khăn, cản trở công việc.

* Phối hợp thực hiện công việc: hợp tác, hiệu quả

- Phát huy tinh thần trách nhiệm của cá nhân. Tăng cường làm việc nhóm.

- Không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn, bất hợp tác.

- Nghiêm cấm các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ VNPT.

2. Văn hoá họp: nghiêm túc, đúng giờ

- Đi họp đúng giờ, đến trước ít nhất 5 phút, không bỏ họp về sớm.

- Phát biểu, thảo luận nghiêm túc, đúng chủ đề. 

- Để điện thoại ở chế độ rung, hạn chế nghe điện thoại trong khi họp.

 

 

37

- Tư thế ngay ngắn, không ngủ gật, nói chuyện, làm việc riêng.

3. Văn hóa học tập: tự giác, kiên trì

- Tự giác học tập đáp ứng yêu cầu công việc

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội làm giàu kinh nghiệm, kỹ năng, đảm bảo giữ uy tín và quảng bá hình ảnh của VNPT.

4. Văn hóa bảo mật thông tin: bí mật, an toàn

- Bảo mật tuyệt đối mọi thông tin của VNPT và của đối tác, khách hàng.

- Nghiêm cấm mọi hình thức sao chụp và gửi hồ sơ, tài liệu nội bộ của VNPT ra ngoài khi chưa được phép của người có thẩm quyền.

5. Văn hóa sử dụng tài liệu giao dịch: đúng lúc, đúng chỗ

- Sử dụng bảng hiệu, ấn phẩm, tài liệu giao dịch... đúng quy định.

- Thống nhất trong quảng bá, nhận diện thương hiệu VNPT.

III. VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI ĐỒNG NGHIỆP

1. Văn hóa dùng người.

* Văn hoá tuyển dụng: chất lượng hơn số lượng

- Tuyển dụng đúng người vào đúng vị trí công việc, chất lượng hơn số lượng.

- Tiêu chuẩn người lãnh đạo: Trí cao - Tầm rộng – Tâm sáng.

- Tiêu chuẩn người quản lý: Tài năng – Thông tuệ - Tâm huyết

- Tiêu chuẩn công nhân viên: Thông tuệ - Tận tụy – Trách nhiệm.

* Văn hóa điều hành: Kiên quyết, kịp thời

- Khi Lãnh đạo ra quyết định thì trên dưới đồng lòng, quyết tâm thực hiện.

- Khi phát hiện ra sai lầm thì thẳng thắn góp ý, kịp thời sửa sai.

- Hết lòng vì lợi ích chung củaVNPT.

* Văn hoá trao quyền: Tin tưởng, trách nhiệm

- Dùng người phải tin người.

- Trao quyền, ủy quyền để nâng cao hiệu quả và phát huy năng lực cấp dưới.

- Phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm khi được trao quyền.

2. Văn hóa ứng xử của cấp trên với cấp dưới: Lắng nghe, chấp hành

- Nói đi đôi với làm, gương mẫu, đoàn kết nội bộ.

 

38

- Lắng nghe, tôn trọng, quan tâm, khuyến khích cấp dưới trong công việc và cuộc sống.

- Khen ngợi, động viên, công bằng trong đánh giá cấp dưới.

- Luôn sát cánh cùng cấp dưới trong mọi khó khăn.

- Không lạm dụng chức quyền, phê bình thiếu căn cứ.

4. Văn hóa ứng xử của cấp dưới đối với cấp trên: Thẳng thắn, chấp hành

- Chấp hành quyết định của cấp trên.

- Hoàn thành tốt công việc được giao với trách nhiệm cao nhất.

- Luôn thể hiện sự tôn trọng và cư xử đúng mực.

- Lắng nghe, thẳng thắn trao đổi và tiếp thu ý kiến phê bình của cấp trên.

- Không giải quyết công việc vượt cấp.

5. Văn hóa ứng xử với người đồng cấp: hợp tác, cởi mở

- Quan tâm, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp trong công việc và cuộc sống.

- Tôn trọng, lắng nghe, hợp tác, chia sẻ, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

- Chân thành, thẳng thắn, xây dựng mối quan hệ tin cậy lẫn nhau.

 - Không nói xấu, chê bai, tâng bốc, cố chấp, bình luận sau lưng.

IV. VĂN HÓA TRONG GIAO TIẾP CÔNG SỞ VÀ LỄ NGHI NGOẠI GIAO

1. Văn hóa giới thiệu và tự giới thiệu: trân trọng, vui vẻ

* Giới thiệu

- Giới thiệu người có địa vị cao hoặc người lớn tuổi trước. 

- Giới thiệu tên kèm theo chức vụ.

* Tự giới thiệu

- Tự giới thiệu ngắn gọn tên, đơn vị làm việc.

- Thái độ lịch sự, khiêm nhường.

2. Văn hóa giao tiếp qua điện thoại: ngắn gọn, dễ hiểu

* Nghe điện thoại

- Đặt chuông đủ nghe, trả lời sau không quá 3 tiếng chuông.

- Bắt đầu bằng câu “Alô”, với giọng nói vui vẻ, rõ ràng, rành mạch, lịch sự.

- Hỏi tên nếu người gọi không xưng danh.

 

39

- Trả lời ngắn gọn, đúng thẩm quyền, lắng nghe với thái độ thân thiện.

- Kết thúc cuộc gọi bằng lời chào hoặc cảm ơn và đặt máy nhẹ nhàng.

* Gọi điện thoại

- Chào người nghe điện thoại + xưng danh + tên đơn vị.

- Giọng nói từ tốn, thân thiện, rõ ràng, đủ nghe.

- Nói rõ nội dung cần trao đổi.

- Chủ động chào tạm biệt khi dừng cuộc nói chuyện.

3. Văn hóa giao tiếp qua tin nhắn: tiện lợi, nhanh chóng

- Sử dụng tin nhắn để kịp thời xử lý công việc.

- Trao đổi thông tin qua tin nhắn ngắn gọn, dễ hiểu.

3. Văn hóa giao tiếp qua thư điện tử: chính xác, an toàn

- Thư cần có tiêu đề làm rõ được nội dung.

- Có lời chào ở đầu thư, lời cảm ơn /tạm biệt ở cuối thư.

- Nội dung thư ngắn gọn, rõ ràng.

- Cần kiểm tra lại thư trước khi gửi đi.

- Khai thác thư điện tử hàng ngày để giải quyết công việc đúng thời hạn.

4. Văn hóa sử dụng danh thiếp: văn minh, lịch sự

- Sử dụng danh thiếp để xây dựng mối quan hệ trong công việc và cuộc sống.

- Khi nhận danh thiếp không nên cất ngay, xác nhận thông tin chưa rõ trên danh thiếp.

- Khi trao đổi danh thiếp với nhóm nhiều người, nên bắt đầu với người ở vị trí cao nhất hoặc lớn tuổi nhất.

5. Văn hóa trình bày, lắng nghe và đưa ý kiến: chân thành, cởi mở

* Văn hóa trình bày:

- Trình bày ngắn gọn, rõ ràng và đi thẳng vào vấn đề.

- Thái độ, hành vi, cử chỉ văn minh, lịch sự.

* Văn hóa lắng nghe và đưa ra ý kiến:

-  Tập trung, chú ý lắng nghe bằng ánh mắt, cử chỉ thân thiện, gần gũi.

- Tránh ngắt lời người khác trước khi trình bày ý kiến riêng của mình.

6. Văn hóa ứng xử với những bất đồng ý kiến: thẳng thắn, thiện chí

 

40

- Bình tĩnh xem xét vấn đề, tìm nguyên nhân và biện pháp thích hợp để xử lý.

- Có chính kiến, quan điểm rõ ràng.

- Không thành kiến với người có quan điểm trái với quan điểm của mình.

7. Văn hóa trên bàn tiệc: vui vẻ, hòa đồng

* Chỗ ngồi khi dự tiệc:

- Chỗ ngồi phải tương xứng với cương vị của người dự tiệc.

- Vị trí bên phải trang trọng hơn vị trí bên trái.

* Trang phục dự tiệc:

- Trang phục phù hợp, lịch sự, thoải mái, tự tin trong giao tiếp.

* Khi ngồi vào bàn tiệc:

- Tư thế đàng hoàng, tự nhiên, không để khuỷu tay trên bàn.

- Không dùng tay để cầm, bốc thức ăn mà dùng dao, dĩa, thìa…

- Có thể nói chuyện vui vẻ, cởi mở và thân thiện với người bên cạnh. Không nên nói nhiều về chính trị, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp.

8. Văn hóa ngồi xe ô tô: tôn trọng thứ bậc

- Người có chức vụ cao nhất ngồi bên phải hàng ghế sau lái xe. Tiếp đó là người quan trọng thứ 2 ngồi ở bên trái người có chức vụ cao nhất. Người ngồi giữa là người có chức vụ thấp hơn so với hai người ngồi bên cạnh.

- Cán bộ, nhân viên đi cùng ngồi trên ghế cùng hàng lái xe. 

- Cán bộ, nhân viên đi cùng, khi xe dừng, xuống xe trước và mở cửa. 

- Xe đông người ưu tiên người lớn tuổi, lãnh đạo ngồi các hàng ghế trước.

V. CHUẨN MỰC TRONG HÀNH VI CÔNG SỞ

1. Trang phục, lễ phục, thẻ cán bộ

* Trang phục công sở: lịch sự, gọn gàng

- Mặc đồng phục đúng quy định là niềm tự hào của Người VNPT.

- Trang phục công sở lịch sự, gọn gàng, kín đáo.

- Không mặc quần bò; áo pull không cổ; áo sơ mi ngoài quần (đối với nam);  không mặc váy, áo cổ quá rộng,  tay sát nách và váy quá ngắn (đối với nữ) tại nơi làm việc.

* Lễ phục: sang trọng

- Mặc lễ phục trong những buổi lễ, mít tinh, hội nghị trọng thể và tiếp khách.

 

41

- Lễ phục của nam:  Bộ Comple tối màu, áo sơ mi, cavat, hoặc bộ veston VNPT.

- Lễ phục của nữ: Áo dài truyền thống hoặc áo dài, bộ veston VNPT.

* Thẻ cán bộ: rõ ràng

- Đeo thẻ ngay từ khi vào cổng cơ quan và trong suốt thời gian làm việc cho đến khi rời khỏi cơ quan.

- Đeo thẻ ngay ngắn trước ngực, mặt thẻ quay ra ngoài.

- Thẻ phải phẳng, không cong vênh, mờ chữ.

2. Sử dụng không gian chung: giữ gìn vệ sinh nơi công cộng 

* Nhà ăn tập thể:

- Không nói cười lớn gây mất trật tự trong nhà ăn tập thể.

- Không xả rác và thức ăn thừa xuống sàn nhà.

- Ăn xong, dọn bát đĩa để đúng nơi quy định.

* Khu vực để ô tô, xe máy:

- Giữ tốc độ an toàn khi lưu thông xe ra, vào cơ quan.

- Chấp hành nội quy ra vào Cơ quan.

- Không làm ồn, xả rác trong bãi đỗ, nhà để xe.

* Thang máy, thang bộ:

- Không chen lấn xô đẩy.

- Chủ động nhường chỗ cho phụ nữ có thai, người lớn tuổi và khách.

3. Sử dụng tài sản: của bền tại người

- Sử dụng, bảo vệ tài sản, công cụ lao động như tài sản của chính mình.

VI. CÁC HÌNH THỨC VĂN HÓA

1. Văn hóa lễ hội ngày 15/8: trang trọng, tiết kiệm.

- Tổ chức ngày truyền thống với các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao phù hợp.

- Vào các năm chẵn có thể tổ chức các hội thi, hội thao, hội diễn.

2. Văn hóa tổng kết, tôn vinh: Đánh giá, ghi nhận

- Ngày sáng tạo VNPT, Nụ cười VNPT, Văn hóa VNPT.

- Hội nghị triển khai kế hoạch hàng năm.

3. Văn hóa chuyển giao: tri ân, trân trọng

 

42

- Bổ nhiệm cán bộ.

- Chia tay, điều động, luân chuyển cán bộ.

4. Các hoạt động văn hóa khác:

- Chúc mừng đồng nghiệp nhân ngày sinh nhật

- Tổ chức trao thưởng cho con CBCNV về thành tích học tập.

- Khuyến khích những hoạt động vui chơi tập thể với tinh thần vui, khỏe, bổ ích.

Tin cũ hơn
Chăm sóc khách hàng
Dịch vụ giải đáp